Logo javascript
Để sử dụng đầy đủ tính năng của website này, chúng tôi yêu cầu bạn phải bật JavaScript!
Hoặc click vào đây để được hướng dẫn kích hoạt cho trình duyệt của bạn
Mã SP: 041143
Giá: Liên hệ
Số lượng đã xem: 2853
Tượng Phật Bổn sư Thích ca
- Kích thước: 50cm - 110cm - 150cm - 200cm - 300cm 500cm
- Chất liệu: composite - Gốm tử sa - composite - đồng
- Sơn màu : Dát vàng cao cấp .
- Sắc thái : tượng đẹp sắc nét, thần thái uy nghi, hảo tướng , trang nghiêm .
- Quý vị hoàn toàn an tâm khi mua hàng tại xưởng tượng phật huỳnh gia sg .
- Bởi vì Mỗi ấn phẩm của xưởng tượng phật huỳnh gia sg điều được lựa chọn rất kỷ từ chất lượng, hình thức đẹp lẫn độ bền cao trước khi chuyển đến tay quý khách và đón nhận với tinh thần hài lòng ,hoan hỷ..
  • Thông tin chi tiết
  • Bình luận
  • Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca đứng 

    - Kích thước: 50cm -  110cm - 150cm - 200cm - 300cm 500cm
    - Chất liệu: composite - Gốm tử sa - composite - đồng 
    - Sơn màu : Dát vàng cao cấp .
    - Sắc thái : tượng đẹp sắc nét, thần thái uy nghi, hảo tướng , trang nghiêm .
    - Quý vị hoàn toàn an tâm khi mua hàng tại xưởng tượng phật huỳnh gia sg .
    - Bởi vì Mỗi ấn phẩm của xưởng tượng phật huỳnh gia sg điều được lựa chọn rất kỷ từ chất lượng, hình thức đẹp lẫn độ bền cao trước khi chuyển đến tay quý khách và đón nhận với tinh thần hài lòng ,hoan hỷ..

     

     

     

    DANH HIỆU ĐỨC PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO ?

    Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni) có tên gốc (tên thế tục) là Kiều Đạt Ma. Tất Đạt Đa (Gotama Siddhāttha).

    Kiều Đạt Ma là họ tộc. Ở Ấn Độ cổ, họ tộc truyền thống là theo họ tộc mẫu hệ. Kiều Đạt Ma là dòng họ thế tục của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong tiếng Phạn, Kiều Đạt Ma có nghĩa là hiền lành

     

    Tất Đạt Đa là tên. Trong tiếng Phạn nó có nghĩa là sự may mắn, cát tường, mang hàm nghĩa là “thành tựu hết thảy”, “hoàn thành trọn vẹn”.

    Thế nhân tôn ngài là “Thích Ca Mâu Ni”, trong đó “Thích Ca” là bộ tộc của ngài. Trong tiếng Phạn, “Thích Ca” có ý tứ là “văn võ song toàn”. “Mâu Ni” là cách gọi tôn kính của người Ấn Độ cổ đại đối với các bậc Thánh nhân, có hàm ý chỉ “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công”.

    Cả tên “Thích Ca Mâu Ni” trong tiếng Phạn có ý chỉ “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công là người tộc Thích Ca”.

     

    Sau khi Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, được các Phật tử xưng là Phật, Thế tôn, Phật Đà có ý chỉ người đã thông qua tu luyện mà giác ngộ. Khi Phật giáo được truyền nhập vào Trung Quốc, trong triều đại nhà Minh người ta bắt đầu xưng Phật Thích Ca Mâu Ni là “Phật tổ”, tức là người sáng lập Phật giáo. 

    HÌNH ẢNH TƯỢNG PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MANG Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO ?

    Tượng Phật Thích Ca ngự trên đài sen là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất trong lòng vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác. Nằm giữa vũng bùn nhơ nhớp, mà không bị lây nhiễm mùi hôi hám, trái lại còn đầy đủ hương vị thơm tho, đó mới thật là thanh tịnh. Vì cái thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế, mới chơn thật thanh tịnh. Nếu hoa sen mọc giữa bãi cát trắng phau, hay trên gò đất khô sạch sẽ, dầu có hương sắc gấp mấy lần hơn vẫn không được quý trọng. Bởi nó chui từ vũng bùn hôi hám mà lên, lại giữ được tánh cách thanh khiết, nên mới được mọi người hâm mộ

    Tượng Phật thích Ca

    Đức Phật Thích Ca cũng thế, trước kia Ngài cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giàu sang sung sướng, nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc. Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Đức tánh trinh bạch và siêu việt ấy, chỉ có hoa sen mới đủ sức tượng trưng.

    Tượng Phật Thích Ca

    Đôi mắt đức Phật Thích Ca đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ. Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh. Vì thế, Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc. Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ chuộc lấy kết quả khổ đau về nơi mình. Chỉ có ta mới đủ thẩm quyền ban phúc giáng họa cho ta. Sự cầu cạnh, sự van xin nơi tha nhân hay thần linh, nếu có chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể. Cho nên, ta phải quán sát lại ta, để luyện lọc tâm tánh và sửa đổi hành động của mình. Ách yếu của sự tu hành là phản quán tự tâm

    Tượng Phật Thích Ca

    Ý NGHĨA VÒNG HÀO QUANG XUNG QUANH ĐỨC PHẬT THÍCH CA

     Chung quanh Tượng Phật Bổn SưThích Ca có những tia hào quang sáng chiếu để tiêu biểu ánh sáng trí tuệ của Phật lúc nào cũng soi sáng thế gian. Theo trong kinh nói chung quanh đức Phật luôn luôn có hào quang soi sáng một tầm. Bởi vì con người luôn luôn có một lớp nghiệp bao quanh, nếu nghiệp ác thì hiện lên vừng hắc ám, chúng sanh trông thấy kinh sợ, nếu nghiệp thiện thì hiện ra ánh sáng trong lành, chúng sanh trông thấy sanh tâm kính mến.

     

    Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông thường thờ tượng Phật Thích Ca có y thế nào .

    Đạo phật du nhập vào việt nam từ khá lâu , chia ra làm bắc tông và nam tông : Tượng phật Bổn Sư Thích Ca bên nam tông có y áo sẻ vai , Tượng Phật Bổn Sư thích Ca Bên Bắc Tông có y áo kín cổ

    Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Bên Phật Giáo Bắc Tông

    Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Phật Giáo Nam Tông

    Ý NGHĨA VỀ VIỆC THỜ PHỤNG ĐỨC PHẬT THÍCH CA

    Người ta thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Chúng ta thờ Phật là muốn luôn luôn được có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, cái hương từ bi của Ngài, để được sáng lây, thơm lây, chứ không phải chúng ta có mục đích cầu cạnh Ngài để Ngài ban phước, trừ họa, để Ngài che chở cho chúng ta mua may bán đắt một cách bất lương, hay để chúng ta dựa vào thế lực của Ngài, tha hồ làm những điều bất chính. Nếu chúng ta thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không những chúng ta đã phỉ báng Ðức Phật, mà chúng ta còn tự tạo tư tưởng không tốt cho chúng ta nữa.

    ĐỊA CHỈ THỈNH TƯỢNG PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI UY TÍN :

    CỞ SỞ TẠC TƯỢNG PHẬT HUỲNH GIA là nơi điêu khắc và sản xuất các tác phẩm tượng phật phù điêu Hảo tướng trang nghiêm . Chúng tôi nhận thiết kế , thi công, tạo mẫu tất cả các sản phẩm : tượng phật, phù điêu, tranh vẽ phật giáo… trong đó có tượng

    Phật Bổn Sư Thích Ca Được chúng tôi Điêu khắc tạo mẫu theo yêu cầu. Tượng được tạo mẫu trên đất sét và hoàn thiện trên mọi chất liệu : đồng, gỗ, composite, xi măng… với kích thước lớn nhỏ theo yêu cầu.

    một lòng vì Hướng về Nghệ thuật phật giáo việt nam và đóng góp cho sự phát triển hưng thịnh của nền mỹ thuật Phật Giáo, các nghệ nhân của Cơ Sở Tạc Tượng Phật Huỳnh Gia sẽ Thiết kế thi công và Tạo mẫu , thực hiện bất kỳ dự án ý tưởng nào dù khó khăn đến đâu , Hoàn thành trên nhiều chất liệu có độ bền vĩnh cửu cho quý vị .

    Rất mong được đồng hành cùng tôn tạo tượng Phật với các bạn đồng tu để góp phần hưng thịnh và phát triển Phật Giáo!

    Có thể bạn quan tâm: 

    LIÊN HỆ:

    CỞ SỞ TẠC TƯỢNG PHẬT HUỲNH GIA

    CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT HUỲNH GIA SG

    Địa chỉ: 1927/5B , Đường Vườn Lài , Phường An Phú Đông , Quận 12, Hồ Chí Minh

    Hotline (Zalo): 0944992779 Mr.ý

    Email: ctycp.huynhgia.sg@gmail.com

    Fanpage: https://m.facebook.com/cosotuongphathuynhgiasg/

     

     

     

Gọi điện SMS Chỉ Đường